Chủ tịch tập đoàn Huyndai ba lần trốn nhà đi tìm đường làm giàu.

01/03/2018

Tình cờ một lần vào uống café tôi có đọc được quấn sách về ông Chung Ju – Yung người sáng lập ra tập đoàn oto Huyndai nổi tiếng thế giới.

Tôi muốn chia sẻ câu chuyện về ông Chu Ju_yung để tôi và các bạn, nhất là những người trẻ tuổi phải biết ước mơ và có ý trí vươn lên làm giàu.

Ông Chu Ju-Yung sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo đông con thuộc tỉnh Tongchon Triều Tiên. Ông là con trai trưởng trong số 6 người con của gia đình. Khi còn là một đứa trẻ ông ước mơ sau này mình sẽ trở thành thầy giáo, nhưng ước mơ của ông đành dang dở vì nhà ông quá nghèo. Ngay từ khi ông còn là đứa trẻ tám chín tuổi ông đã theo cha ra đồng làm việc từ sáng sớm đến chiều muộn. Bố ông muốn rèn luyện ông trở thành một người nông dân giỏi như ông để ông có thể chăm lo cho mình và những đứa em của ông sau này. Những ngày tháng phải làm việc vất vả trên cánh đồng.  Ông đã nuôi cho mình một ý trí nhất định phải làm một cái gì đó để thoát nghèo và thay đổi cuộc sống mình.

Ba lần trốn nhà đi tìm kiếm cơ hội.

Lần đầu vào năm 16 tuổi Chung Ju-Yung cùng một người bạn quyết định trốn nhà lên thành phố Chongjin tìm việc làm việc với hy vọng sẽ thoát được cuộc sống khó khăn hiện tại. Sau khi trải qua quãng đường đi bộ gần 50km, hai người đến được một thị trấn nhỏ ở đây hai người được nhận vào làm công nhân xây dựng. Mặc dù công việc khả vất vả nhưng hai người vẫn thích thú với công việc vì ông có thể tự mình kiếm được tiền.Hai người làm ở đây được hai tháng thì bố ông tìm đến nơi và bắt ông quay về.

Đào thoát lần thứ hai.

Sau lần đầu tiên chốn đi làm ông nhận ra rằng chỉ có con đường lên thành phố kiếm việc làm mới có cơ hội thoát nghèo được. Lần này ông nhắm đến thành phố xa hơn là Seoul, một là để bố ông không tìm ra, hai là ở đây có nhiều có hội việc làm hơn. Để thực hiện kế  hoạch ông đã lên phương án cẩn thận, ông tích góp từng đồng để làm lệ phí đi đường, lần này ông rủ thêm hai người bạn đi cùng. Đêm một ngày tháng 4 năm 1933 ông và những người bạn bỏ nhà ra đi. Thất bại của chuyến đi này dường như đã được biết  ngay từ lúc khởi đầu, đặc biệt là một trong hai người bạn đồng hành đã bị bắt lại ngay từ đầu. Còn lại Chung Jun- Yung và người bạn tiếp tục hành trình. Nhưng họa vô đơn chí trong lúc đi tìm việc làm thì hai người đã bị một đầu bếp lừa hết tiền của hai người mang theo.Chuyến đi kết thúc khi cha của Chung Ju- Yung tìm được hai người.

Chung Ju- Yung lại trở về quê và ở lại đó một năm giúp đõ cha làm việc đồng áng. Khi công việc đã vãn ông quyết định đấy là lúc phải thử một lần nữa để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Lần này ông đã lấy trộm toàn bộ số tiền của cha mình mới bán 2 bò. Một con của gia đình mình và một con của người chú bán bò và nhờ cha Chung Ju-Yung giữ tiền hộ.

Khi đến Seoul, Chung Ju- Yung đã đăng ký vào học lớp sơ cấp kế toán 6 tháng. Ông học ở đây được 2 tháng thì cha ông tìm đến nơi, hai cha con đã có cuộc cãi nhau nhỏ, cuối cùng ông cũng bị cha mình thuyết phục quay về quê  Asan.

Cuộc bỏ trốn lần thứ ba.

Vào năm 1933 ở tuổi 18, Chung Ju – Yung quyết định làm cuộc tẩu thoát thứ ba. Ông bỏ nhà đi trong đêm cùng với một người bạn đang muốn trốn chạy một cuộc hôn nhân sắp đặt trái ý muốn . Khi Chung Ju – Yung đến được  Seoul ông chấp nhận làm bất cứ công việc gì mà ông tìm được. Đầu tiên, ông làm công việc lao công ở Cảng. Sau đó ông trở thành công nhân xây dựng ở Trường Nghề Boseong . Rồi lại làm việc trong xưởng sản xuất si-rô khoảng gần một năm, Chung Ju – Yung chuyển sang làm công việc người giao hàng cho Cửa hàng Gạo Bokheung (Phục Hưng Thương Hội) . Công việc mới này giúp ông có những thăng tiến và ông đã quyết định làm toàn thời gian ở đây. Ông thường nhận được lời khen ngợi của những khách hàng quan trọng của cửa hàng và điều này đã làm người chủ rất hài lòng để rồi giao công việc kế toán cho ông chỉ sau sáu tháng làm việc. Kinh nghiệm kế toán tại kho gạo giúp ông rất nhiều trong công việc làm ăn sau này.

Năm 1937, người chủ cửa hàng gạo không muốn tiếp tục kinh doanh nữa vì cậu con trai ăn chơi trác táng và quyết định giao lại kho gạo cho Chung Ju – Yung để trở về Mãn Châu. Ở tuổi 22, Chung Ju – Yung trở thành ông chủ cửa hàng gạo và đổi tên cửa hàng thành Cửa hàng Gạo Kyungil (Kinh nhất Thương hội). Nhờ sự uy tín chất lượng nên công việc buôn bán ở cửa hàng rất phát đạt.Hai năm sau,tháng 7 năm 1937, xảy ra sự kiện “Lư Câu Kiều” (quân nhật và Trung Quốc đụng độ nhau) lan rộng một cách toàn diện. Cho đến tháng 12 năm 1939,chế độ phân phối gạo được ban bố, tất cả cửa hàng gạo trong nước buộc phải đóng cửa.

Xưởng sửa xe A-do.

Chung Ju – Yung trở về làng khi công việc kinh doanh gạo bị thất bại và ở đó cho đến năm 1940, thời điểm ông quyết định quay trở lại Seoul. Sau khi xem xét những hạn chế của Chính phủ Nhật áp đặt lên người Triều Tiên trong một số ngành công nghiệp, ông quyết định thâm nhập vào lĩnh vực sửa chữa oto. Sử dụng một xưởng sửa xe mua lại của một người bạn, Chung Ju – Yung bắt đầu công việc của Xưởng Sửa Chữa Xe Hơi A-do với số vốn vay 3 000 won. Trong ba năm, số nhân công tăng từ 20 lên 70 người và ông đã có thể có được nguồn lợi lớn. Năm 1943, Chính phủ chiếm đóng Nhật buộc xưởng sửa chữa phải sáp nhập với một nhà máy thép. Mặc dù công việc kinh doanh của ông đang trên đường thoái triển do sự chèn ép của người Nhật nhưng ông vẫn trở về Asan với số tiền tiết kiệm lên đến 50 000 won để chờ đợi thời cơ.

Huyndai được ra đời.

Vào năm 1946, sau khi Triều Tiên được giải phóng khỏi sự xâm lược của đế quốc Nhật. Chung Ju – Yung bắt đầu thành lập Huyndai và Công nghiệp Dân Dụng Hyundai khi dự báo được quá trình tái xây dựng và công nghiệp hóa hậu chiến. Chung Ju – Yung đã thắng thầu các hợp đồng của chính phủ và trở thành người chịu trách nhiệm xây dựng phần lớn hạ tầng giao thông của Hàn Quốc bao gồm Đâpk So yang  năm 1967, đường cao tốc vào năm 1970, xưởng đóng tàu lớn nhất Hà Quốc. Và nhiều công trình khác.

Từ đó về sau, Chung Ju – Yung tiếp tục phát triển và đa dạng hóa công ty trở thành một tập đoàn quan trọng của Hàn Quốc. Mặc dù không có kinh nghiệm gì trong việc đóng tàu, ông vẫn quyết định xây dựng một nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới ở Ulsan. Sản phẩm đầu tiên được hoàn thành ba năm sau đó (nhanh hơn thời gian dự tính là năm năm) vì ông vừa cho xây xưởng đóng tàu vừa đóng tàu cùng lúc.

Từ những năm 1980 cho đến gần đây, Tập đoàn Hyundai được phân thành nhiều tập đoàn vệ tinh. Chung Ju – Yung đã có một sự nghiệp hết sức thành công. Ông cũng là người phát triển loại xe PONY là loại xe hơi đầu tiên của Triều Tiên và đây là bước khởi đầu của Hãng Xe Hơi Huyndai Ông cũng thành lập Công ty Thép Hyundai.

Tập đoàn Huyndai ngày nay đã trở thành 1 trong 3 tập đoàn kinh tể lớn nhất hàn quốc.

Nguồn tài liệu sưu tầm.